0
7 điều thú vị về Tết Trung Thu – ngày Tết lớn nhất của trẻ em

I. 7 điều thú vị về Tết Trung Thu

1. Tết trung thu ra đời ở đâu?

Về nguồn gốc, Tết Trung thu vẫn chưa xác định chính xác về nguồn gốc có phải tiếp nhận từ Trung Quốc hay không hay từ văn minh nông nghiệp nhưng đã có từ xa xưa. Từ năm 1211 vào thời nhà Lý, Tết Trung thu đã có và được ghi rõ trên văn bia chùa Đọi. Tết Trung thu cũng được ghi trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Tết này được tổ chức chính thức ở kinh thành Thăng Long cùng múa rối nước, đua thuyền, rước đèn. Tết Thiếu Nhi được tổ chức xa hoa trong phủ chúa thời Lê – Trịnh. Còn ở Trung Quốc, người ta cổ đại cho rằng, Tết Trung thu có từ thời Xuân – Thu để mừng thu hoạch được mùa vào thời điểm nông nhàn để vui chơi sau khi mùa màng đã xong.

2. Sự tích tết Trung Thu

Về sự tích ra đời của Tết Trung thu có nhiều loại. Một trong những tích về Tết Trung thu được kể như sau: Trong đêm trăng rằm tháng 08, khi ánh trăng vằng vặc soi tỏ cả không gian trở nên huyền ảo lung linh, nhà vua đi dạo giữa cảnh đêm trăng và ngước lên ngắm trăng tròn sáng trong. Thấy trăng đẹp huyền ảo, vua muốn lên thăm Cung Trăng.

Để hiện thực hóa ước mong của nhà vua, vị pháp sư đã ném cây gậy lên trời để biến thành một chiếc cầu bạc dẫn nhà vua lên Cung Trăng thăm thú cảnh đẹp. Lên cung trăng, họ vào Phủ thanh hư Quảng Hàn. Một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga tiếp đón nhà vua và pháp sư rất chu đáo và nồng hậu. Họ được mời ăn bánh Tiên do Hằng Nga sai tiên nữ mang tới. Hai người vừa thưởng thức bánh và xem các tiên nữ múa hát trong khung cảnh đẹp huyền ảo.

Về trần gian, vua nhớ mãi đêm trăng thưởng thức bánh ngon và ca hát tuyệt đẹp đó. Cho nên cứ vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, rằm Trung Thu, vua sai người làm bánh Tiên để tưởng nhớ ngày đó. Bánh có hình tròn như mặt trăng nên gọi là bánh Trăng. Vào ngày rằm trăng thanh gió mát, cả triều định cùng ăn bánh ngắm trăng. Từ đó, có ngày Tết Trung Thu như ngày nay. Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, tiết trời thường mát mẻ, trong xanh, cảnh vật thanh bình rất lý tưởng để thưởng trăng trong năm.

Như vậy, dù chưa có tài liệu nào nói về nguồn gốc chính xác của ngày Tết Trung Thu ngày nay nhưng đây là lễ hội đã theo cùng đời sống của người dân Việt từ lâu, đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu hàng năm.  

7 điều thú vị về Tết Trung Thu – ngày Tết lớn nhất của trẻ em

3. Ý nghĩa của Tết Trung Thu

Về ý nghĩa, giống như tên gọi, Tết Trung Thu hay Tết Thiếu nhi, Tết trông Trăng. Đây là ngày hội đêm trăng rằm, chủ yếu dành cho trẻ em, cho sự đoàn tụ gia đình sum họp, hòa thuận và hạnh phúc cùng ngắm trăng rằm. Vào ngày Tết Trung Thu, các gia đình sẽ sắm sửa để bày mâm cỗ mừng Trung thu cùng nhiều loại đồ vật  kèm theo như bánh Trung thu là không thể thiếu kèm theo các loại hoa quả, bánh kẹo theo mùa, mua đèn lồng treo trong nhà. Trẻ em thì háo hức được chơi Trung thu, được ăn bánh kẹo, hoa quả thỏa thích, được tặng quà. Người lớn vui chung niềm vui với trẻ, là dịp để mua cho con những thứ chúng thích, thể hiện tình yêu thương với con mình. Trung thu cũng là dịp để gia đình đoàn tụ, sum vầy và gắn bó hơn. Cùng với bánh Trung Thu, các gia đình còn mua thêm trà, rượu cúng trên bàn thờ tổ tiên góp phần làm cỗ Trung Thu thêm thịnh soạn, đủ đầy hơn.

4. Vì sao Trung Thu lại ăn bưởi?

Nhất thiết phải có bưởi trong Tết Trung thu. Trong tiếng Hán, từ “bưởi” đồng âm với “Du Tử” nghĩa là những người phiêu bạt xa quê nhớ ngày này để đoàn viên gia đình; đồng âm với “Hựu” với nghĩa bình an vô sự; đồng âm với “Hữu Tử” để kỳ vọng sinh con quý tử.

5. Bánh Trung Thu

Trung thu là dịp để mọi người giành thời gian để ngồi lại với nhau, kể nhau nghe những câu chuyện trong cuộc sống. Và để các cuộc gặp gỡ đó được ngọt ngào ấm cúng thì không thể thiếu món bánh Trung thu bên những tách trà nóng.

Bánh thường đúc trong khuôn gỗ hay khuôn nhựa và có hình tròn biểu hiện sư tròn đầy viên mãn. Ở Việt Nam có hai loại là bánh dẻo và bánh nướng: 

  • Bánh dẻo hình tròn và có màu trắng biểu hiện vầng trăng tròn và tình yêu khan khít giữa các cặp vợ chồng.
  • Bánh nướng có màu sậm đặc trưng. Nhân bánh rất đa dạng như: hạt sen, dừa, đậu xanh… trong cùng là lòng đỏ trứng muối. Vị mặn của lòng đỏ trứng muối cùng vị ngọt của những nguyên liệu khác trung hòa, điều này gợi ta liên tưởng đến những cái đẹp trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm bào nhiêu đắng cay khổ sở thì người thân, gia đình luôn bên ta chở che và trao những vị ngọt của tình thương. Cũng như chiếc bánh Trung Thu, trong mặn có ngọt tạo nên hương vị đậm đà trong cuộc sống.

7 điều thú vị về Tết Trung Thu – ngày Tết lớn nhất của trẻ em

6. Lễ hội múa lân vào đêm Trung Thu

Trong truyền thuyết dân gian Kỳ Lân là một trong bốn linh vật gồm Long, Lân, Quy, Phụng. Kỳ lân là con vật nửa Rồng nửa Thú và chỉ có một sừng, được xem là hiện thân của Từ Tâm vì không dùng sừng để tấn công người khác. Lân quan trong thứ hai trong bộ tứ linh, chỉ đứng sau Long.

Trong tín ngưỡng dân gian, Kỳ Lân là biểu tượng của sự nguy nga và trường thọ. Tuy có hình thù như quái vật nhưng lại hiền lành, ngây ngô, vui vẻ. Học theo đức Phật, Lân ăn chay, niệm phật, sống ở những nơi thanh bình. Vì vậy, những nơi Lân ghé đến thì hạnh phúc, may mắn cũng ghé đến.

Việc múa lân trong dịp lễ Trung Thu hay tết Nguyên Đán tương truyền là tập tục bắt nguồn từ tích Phật Di Lặc chế ngự Lân bảo vệ dân lành. Trong các màn trình diễn lân, ông Địa thường có bụng phệ, áo quần sặc sỡ, tay cầm quạt và mặt luôn tươi cười đi theo đùa giỡn Lân, chọc cười những người xem lân. Hình ảnh ông Địa con Lân thể hiện sự hòa hợp giữa con người và động vật trong thiên nhiên.

Vì mang những ý nghĩa tốt đẹp đó mà ngày nay, trong các dịp lễ tết hay khai trương, mở tiệm múa lân là điều không thể thiếu để đem may mắn và thịnh vượng. Đặc biệt biệt, trong các dịp Trung Thu, múa lân đã trở thành hoạt động không thể thiếu để làm náo động không khí và mang lại niềm vui cho trẻ em.

7. Mâm cỗ Trung Thu

Mâm cỗ truyền thống của người Việt Nam đầy đủ những loại hoa quả đặc trưng của mùa Trung Thu. Trong đó bưởi xanh dường như là không thể thiếu, quả hồng đỏ, thanh long thanh mát, lựu, ổi, dưa hấu, cam,… Ngày nay với sự khéo léo của đôi bàn tay đã tạo ra nhiều loại quả với những hình dạng con vật ngỗ nghĩnh khiến mâm quả Trung Thu trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Điều quan trọng nhất để có mâm cỗ đẹp đó là màu sắc của các loại hoa quả. Chọn càng nhiều loại trái cây, nhiều màu sắc càng tốt. Hãy chọn có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ. Các loại quả được tỉa thành hình các con vật rất xinh xắn ngộ nghĩnh như: những chú cá từ quả thanh long, con nhím bằng quả lê và nho hay con công bằng quả bí ngòi khiên mâm cỗ them phần bắt mắt và sinh động.

II. Những điều thú vị khác về Tết Trung Thu

1. Những chiếc lồng đèn

Lồng đèn đã xuất hiện hàng ngàn năm trước từ Trung Quốc.Người ta thường treo những chiếc đèn lồng màu đỏ để tạo không khí lễ hội. Kể từ đó, đèn lồng là thứ dường như không thể thiếu trong các dịp lễ hội ở Trung Quốc.

Ở Việt Nam, lồng đèn thương được gắng liền với tết Trung thu. Rước đèn là truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp Trung thu của trẻ em Việt Nam với những chiến đèn lồng có hình thù đa dạng. Những hình thù của đèn lồng thuyền thống đều mang một ý nghĩa phong thủy riêng.

7 điều thú vị về Tết Trung Thu – ngày Tết lớn nhất của trẻ em

2. Tục tặng quà

Tục tặng quà vào dịp Tết Trung thu vẫn còn tới ngày nay. Người ta sẽ tặng quà cho nhau khi là lồng đèn, hộp bánh Trung thu, áo quần hay tiền. Họ hàng tặng quà nhau, các doanh nghiệp, cơ quan tặng quá cho khách, nhân viên trong công ty được tặng bánh Trung thu… Trong đó, bánh Trung thu được tiêu thụ và là quà phổ biến nhất trong dịp Tết này.

Những tục có trong ngày Tết Trung thu không phải ở đâu cũng đầy đủ và giống nhau. Tùy vào từng địa phương, khu vực mà người ta tổ chức tương ứng. Nhưng dù thế nào, hàng năm cứ vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, mọi người lại tổ chức vui tết  Trung thu. Ở Việt Nam, đây là ngày tết dành cho trẻ em rất được mong đợi, háo hức.

3. Hát trống quân

Tục hát trống quân có ở miền Bắc trong dịp Tết Trung thu. Sẽ có hai bên nam và nữ hát đối đáp và đánh tạo nhịp cho câu hát. Đó là sợi dây gai hay dây thép căng trên chiếc thùng rỗng có tiếng kêu thình thùng thình. Hát trống quân sẽ hát theo vần, hát đố hoặc hát theo ý diễn ra rất sôi nổi và vui vẻ, nhiều khi có kịch tính vì những câu đố khó giải.

4. Phá cỗ Trung Thu

Ngày Tết Thiếu nhi không thể thiếu một mâm cỗ được bày cẩn thận. Trên mâm cỗ có nhiều loại khác nhau từ bánh kẹo, hoa quả như dưa hấu, bưởi, thị, mía và không thể thiếu bánh trung thu gồm bánh nướng và bánh dẻo. Mâm cỗ dùng để tế trăng và trời đất với mong ước mùa màng bội thu, gia đình đoàn viên và những điều tốt lành sẽ tới. Mâm cỗ được bày biện đầy màu sắc và đẹp mắt sẽ được phá cỗ vào đúng thời điểm trăng rằm lên tới đỉnh đầu. Mọi người sẽ cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị, không khí đầm ấm, thanh bình của đêm trung thu.

7 điều thú vị về Tết Trung Thu – ngày Tết lớn nhất của trẻ em

5. Tục ngắm trăng

Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, buổi tối trăng lên trời rất sáng. Lúc này, trăng đạt độ tròn nhất, sáng nhất. Mọi người đi ra đường để ngắm trăng. Dưới ánh trăng, người ta sum họp, vui vẻ bên nhau. Đêm trăng rằm trăng thanh, gió mát soi tỏ mọi cảnh vật trong đêm trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Thời điểm này, việc đồng áng đã xong xuôi chuẩn bị cho một vụ mùa mới bắt đầu, người ta có những giây phút nhàn rỗi để ngắm trăng và cảnh đẹp thanh bình. Thông thường, mỗi gia đình sẽ có một mâm cỗ và cả nhà sum vầy để cùng ngắm trăng và phá cỗ với nhau. Người lớn thường kể cho các con nghe về chuyện Chú Cuội ngồi gốc đa.

Lời kết: Ngày nay, Tết Trung Thu được tổ chức nhiều màu sắc, hấp dẫn hơn so với trước kia vì đời sống xã hội khá giả, được nâng cao hơn, hàng hóa dồi dào hơn giúp người dân có điều kiện mua sắm những thứ cần thiết cho ngày Tết thêm màu sắc và đủ đầy hơn. nếu như trong quãng thời gian qua chúng ta có bỏ lỡ những giây phút tụ họp bên người thân bè bạn thì đây chính là thời điểm thích hợp nhất để chúng ta cùng sum họp ấm áp để cùng ôn lại và tạo thêm những khoảnh khắc tươi đẹp trong cuộc đời mình.